Thanh Quả tổ chức lễ giổ và kỷ niệm 227 năm ngày mất Quận công Đậu Bá Toàn, di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh
Quận công Đậu Bá Toàn sinh năm Canh Tý 1720 trong một
gia đình quý tộc ở Gia Lâm, Kinh Bắc. Ông là người có tư chất thông
minh, tài trí nhanh nhẹn, có tài cả văn lẫn võ nhưng đặc biệt yêu
thích việc binh. Năm 20 tuổi ông gia nhập vào đội quân binh dưới sự
chỉ huy của Quận Huy Hoàng Đình Bảo.
Quận Huy Hoàng Đình Bảo nhận thấy Đậu Bá Toàn là
một người có tài võ nghệ, biết cách tổ chức, Quận Huy giao cho ông
trông coi vùng đất Thanh Chương ( Thuộc phủ Đức Thọ), chiêu tập binh mã,
chăm lo sản xuất để cung cấp lương thực cho quân binh. Trong thời gian
ông về trấn thủ vùng Thanh Chương đã giúp nhân dân ổn định cuộc sống,
bổ sung lực lượng trai đinh, cung cấp lương thảo cho quân đội của triều
đình vua Lê. Quận Huy rất hài lòng về Đậu Bá Toàn.
Đến những năm
20 của thế kỷ XVIII, bộ máy quan lại Lê- Trịnh dần dần rơi vào khủng
hoảng. Thuế khóa nặng nề, lũ lụt, hạn hán liên tiếp xảy ra khiến
cuộc sống của nhân dân rơi vào cảnh cùng cực. Điều đó đã dẫn đến
bùng nổ các cuộc nổi dậy của nông dân. Nổi bật là cuộc khởi nghĩa
Tây Sơn năm 1771. Tháng 7/1788, vua tôi Lê Chiêu Thống chạy đi cầu viện
nhà Thanh hòng đánh bại quân Tây Sơn đã làm dẫy lên làn sóng cẵm
phấn trong nhân dân.
Nghi thức hành lễ do hội NCT chủ trì
Khi quân Thanh
ào ạt tấn công vào nước ta, Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế ( niên hiệu
là Quang Trung) rồi lập tức tiến quân ra Bắc. Quang Trung đến Nghệ An,
ở lại đây một thời gian để chiêu mộ thêm quân. Quận công Đậu bá Toàn
mang theo số trai đinh trong vùng gia nhập vào quân đội của vua Quang
Trung kéo ra bắc tiêu diệt quân Thanh, bảo vệ quê hương, đất nước. Vua
Quang Trung đã chia quân thành 04 đạo quân. Quận công Đậu Bá Toàn theo
đạo thứ hai do Đô đốc Đặng Tiến Đông chỉ huy đánh vào đồn Khương
Thượng.
Hội người cao tuổi thực hành nghi lễ
Sau chiến thắng đánh bại quân Thanh, vua Quang Trung
đã phong ông làm tướng quân chỉ huy. Nhưng đến năm 1790, do tuổi cao sức
yếu nên Đậu Bá Toàn xin về trí sĩ tại vùng đất Thanh Chương, Nghệ
An. Được chuẩn y, ông cùng con trai và hai người con gái ( vợ ông đã
mất không rõ ở đâu) về ở thôn Bào Quan ( tên cũ của thôn Bảo Đức).
Thôn Bảo Đức lúc này dân cư còn khá thưa thớt, đồng ruộng ít ỏi,
sản lượng lương thực thấp nên đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn.
Mặt trước của đền thờ Quận công trong ngày lễ
Trước tình hình
đó, Quận công Đậu Bá Toàn đã xác định mở rộng diện tích canh tác,
tìm nhiều giống cây trồng thích hợp với vùng đất này. Quận công Đậu
Bá Toàn đã huy động số binh lính đi theo cùng bà con tổ chức phát
hoang cây cỏ, khai khẩn đất hoang, mở rộng diện tích đất trồng, Bên
cạnh đó ông cũng ra sức kêu gọi dân nghèo tứ xứ về đây quần tụ, làm
ăn sinh sống. Quận công Đậu Bá Toàn được nhân dân trong vùng xem như vị
thủ lĩnh, tôn làm “ trùm trưởng”. Cũng vì dân tứ xứ theo về ngày một
đông, diện tích quần cư, diện tích canh tác ngày một mở rộng nên dần
dần từ một thôn cũ thôn Bảo Đức
đã lập ra nhiều thôn mới như thôn Mô Vĩnh, Lai Nhã, Thanh Chử, Bàn
Thạch, Thịnh Đại, Ná Điền. Đến thời nhà Nguyễn, triều vua Gia Long
đã chia 7 thôn này thành 7 làng , mỗi làng đều có một triện đồng.
Chính vì vậy sau này triều đình Khải Định năm thứ 2 (1917) đã ban sắc
giao cho các làng này “ cùng phụng sự vị thần: Lê triều đặc tiến,
phù quốc thượng tướng quân, tả phủ đô đốc, hùng đôn duệ quận công
Đậu tướng công vô cùng linh ứng”.

Rất đông người dân đến dự lễ
Tài
trí, tâm lực của Quận công còn được biết đến nhờ chiến công tìm và dẫn voi
chiến bị lạc của nữ tướng Bùi thị Xuân về. Nhờ những đóng góp trong cuộc chiến
chống quân Thanh cùng việc khai khẩn đất đai, xây dựng cuộc sống ấm no cho
người dân, năm 1791 ông được triều vua Quang Trung phong chức thượng tướng
quân.
Quận công Đậu Bá
Toàn mất ngày 28/1 năm Mậu Ngọ 1798. Sau khi ông mất, nhân dân đã táng ông tại
thôn Bảo Đức cũ nay là thôn Đức Thanh xã Thanh Quả và tôn làm thần, lập đền
thờ phụng, truy tặng danh hiệu “ Bản thôn
thành hoàng báo ứng quan phủ Quận”. Về sau qua các triều đại phong kiến,
xét thấy công lao giúp nước, hộ dân và sự linh ứng của thần nên các triều đại
phong kiến đã ban 09 sắc phong với hiệu bụt thờ: “ Dực vận tán trị, công thần đặc tấn phù quốc thượng tướng quân, nam
quân đô đốc, Toàn quận công thượng trụ quốc Đậu tướng công lịch triều
sắc phong kim triều da tặng chi mỹ tự tối linh tôn thần”.
Cổng Tam Quan (xây dựng sắp hoàn thành)
Đền Quan Quận trở thành nơi sinh
hoạt văn hóa tâm linh làng xã, là công trình văn hóa phục vụ và đáp
ứng nhu cầu thăm viếng, tưởng niệm người có công với dân với nước,
gắn với tín ngưỡng thờ thần của cộng đồng dân cư rộng lớn.
Ghi
nhận những công lao to lớn của quận công Đậu Bá Toàn Ngày 2/3/2011 UBND tỉnh nghệ an ra quyết
định số 539 cấp bằng công nhận
di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh
Bằng xếp hạng di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh
Trong những năm trở lại đây, Đền thờ
Quận công Đậu Bá Toàn tiếp tục được Đảng và Nhà nước các cấp quan tâm, đông
đảo các tổ chức, cá nhân cung tiến để tu bổ, phục hồi. Hàng năm cứ vào ngày 28/1 âm lịch, trong tiết thanh minh đã
tổ chức lễ giổ Quận công Đậu Bá Toàn. Hàng ngàn lượt nhân dân và du khách
thập phương đến phúng viếng chiêm bái tưởng nhớ công đức của Ngài và cầu mong
mọi sự tốt lành, bình an, ấm no, hạnh phúc.
Nhân dân đến chiêm bái và dâng hương
Bài, ảnh: Nguyễn Hải Châu